Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt nam, Sihanuok, khi ấy là Quốc trưởng Campuchia đã đồng ý cho Việt nam mượn đất để bộ đội Việt nam di chuyển vào miền Nam. Sau khi Mỹ ủng hộ Lon Nol lật đổ chính quyền Sihanouk, Sihanouk đã bắt tay với Trung quốc, hậu thuẫn chính trị cho Khơ me đỏ, một nhóm cộng sản thân Trung quốc.
Hoạt động của Khơ me đỏ bắt đầu bằng việc tiêu diệt các nhóm cộng sản khác và tàn sát các chiến sĩ, đồng bào Việt nam trên đất Campuchia. Ngày 17-04-1975, Khơ me đỏ đã tiêu diệt chế độ Lon Nol, nắm quyền lãnh đạo toàn Campuchia. Ngay ngày hôm sau, chính quyền Khơ me đỏ yêu cầu toàn bộ người dân ở Phnôm pênh di tản, vì Mỹ có ý định thả bom hủy diệt Phnôm pênh. Kể từ đó, người dân bị lùa đi các nơi, bắt đầu cuộc sống trong địa ngục trần gian.
Khơ me đỏ chủ trương xây dựng một xã hội cộng sản bắt đầu từ con số 0. Tất cả những ai có học thức, hoặc có thể suy nghĩ độc lập đều bị tiêu diệt. Có lúc, để phát hiện những trí thức, chúng bày trò tuyển người biết tiếng Anh, tiếng Pháp, người có trình độ để điều khiển, vận hành máy móc do quốc tế cho tặng. Đang lao động tay chân khổ quá, những người trí thức đăng kí. Khi biết được ai là trí thức, chúng bắt giam và tiêu diệt.
Những người không còn sức lao động cũng bị chúng giết chết, để sống không làm việc được uổng cơm. Người ta phát hiện nhiều hố chôn tập thể, có hố trên 400 xác người, tổng cộng khoảng 9.000 xác trong một cánh đồng cách trung tâm Phnôm pênh 15km. Chúng bắt người sẽ bị giết quì bên miệng hố, dùng dao cắt cổ, hoặc dùng gậy tre, hoặc cuốc, đập vào đầu cho chết rồi hất xuống hố. Đối với trẻ em, chúng nắm chân, quật mạnh đầu vào gốc cây, rồi ném xuống hố. Có rất nhiều cánh đồng chết như vậy ở Campuchia.
Chúng tổ chức bắt buộc mọi người phải cưới và sống như vợ chồng với nhau theo sự chỉ đạo của chúng. Ai lỡ thương nhau và có bầu, chúng mổ bụng người phụ nữ (còn sống), lấy thai ra, nhét chó hoặc mèo vào, khâu lại, rồi để cho chết. Đối với những ai thể hiện tư tưởng chống đối, trước khi giết, chúng dùng các cực hình như cho điện giật, rút móng tay, kẹp lôi kéo núm vú
Để thực hiện được những hành vi man rợ đó, chúng tuyển các em bé từ 10 đến 15 tuổi vào lực lượng để thực hiện những công việc đó. Em nào có tư tưởng dao động chúng đều dùng cực hình và giết chết. Có khoảng 20 người tù được tuyển làm việc cho chúng tại trại S21, được lệnh điều qua Việt nam học tập về phục vụ cho Tổ quốc. 8 người trong số đó nhảy xe trốn vào rừng, 1 người bị bắn chết, 7 người trốn thoát, 2 người còn sống đến nay, là vị bác sĩ riêng của Pol Pot và ông họa sĩ, người đã vẽ chân dung và tạc tượng cho Pol Pot và các thủ lĩnh Khơ me đỏ khác.
Nhà tù S21, khu chứng tích tội ác diệt chủng của Khơ me đỏ, ngay giữa trung tâm thủ đô Phnôm pênh. Trước 1975, đây là trường tiều học Toul Sleng. Nhìn bề ngoài đây là một trường học, cho nên sau khi bộ đội Việt nam giải phóng Phnôm pênh vài ngày, thấy mùi hôi thối mới vào và phát hiện đó là một nhà tù, với 14 xác chết được tìm thấy tại những nơi hành hình. Hiện nay, ngay cổng vào vẫn còn 14 ngôi mộ do bộ đội Việt nam chôn cất những người chết.
Khơ me đỏ lưu giữ rất nhiều hình ảnh, hồ sơ của những người tù bị chúng giết, chụp ảnh những vụ hành hình, cực kì man rợ. Bước chân vào khu vực nhà tù S21, một cảm giác ghê rợn chạy dọc sống lưng, nơi nào cũng như lẩn khuất những oan hồn.
Một chiếc ghế điện được trưng bày cho thấy dưới chỗ ngồi có 1 thanh sắt V 30 để úp, người bị tra tấn ngồi lên đó. Theo hình do Khơ me đỏ chụp, một phụ nữ bế đứa con mới sinh, ngồi trên ghế, cây kim chọc vào da đầu vùng chẩm.
Trong số những sọ người được Khơ me đỏ kết thành bản đồ Campuchia tại nhà tù, nhiều sọ có dấu đập vỡ, dấu xuyên thủng của cây dùi hoặc đóng đinh, có đường nứt sọ, có cái mất nguyên cung mày và xương trán. Theo các tài liệu mà Trung tâm Tư liệu Campuchia tìm được, S21 được thiết kế đặc biệt để dành cho việc tra hỏi và tiêu diệt các phần tử "phản bội".Trong suốt 4 năm cầm quyền của mình, nơi đây giam giữ tổng cộng 10.499 nghìn người (chưa tính khoảng 2.000 trẻ em bị giết) gồm nhiều quốc tịch như Việt Nam, Lào, Thái, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, Úc, nhưng phần lớn là người Campuchia.
Ba thập kỷ đã trôi qua kể từ khi thế giới lần đầu tiên biết tới "những cánh đồng chết" nơi hành quyết tù nhân ở S21, biết đến bàn tay khát máu của Khmer Đỏ thì mãi đến tháng 7.2006, một toà án LHQ - Campuchia mới tuyên thệ và bắt đầu công việc khó khăn đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm ra trước vành móng ngựa.
Ngày 26/2/2008, thủ lĩnh của nhà tù khét tiếng ở Campuchia dưới thời Khmer Đỏ đã khóc khi hắn hướng dẫn một toà án được Liên Hợp Quốc hỗ trợ đi quanh một trong những " Cánh đồng chết" của Campuchia thời thập niên 1970.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét