Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập không chỉ là lăng mộ của Pha-ra-ông, mà còn có thể là một trạm phát điện không dây tiên tiến thời cổ đại.
Mục đích thực sự của Đại kim tự tháp Giza là gì? Nó được tạo ra chỉ để làm nơi yên nghỉ cho các Pha-ra-ông? Nó được xây bởi người Ai Cập cổ đại để cất giữ hạt giống? Hay, có một giả thuyết thứ ba, một giả thuyết cực kỳ hấp dẫn có thể giải thích một lần và mãi mãi mục đích thực sự của một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại này?
Đại kim tự tháp Giza. (Ảnh: Internet)
Ngoài vẻ hùng vĩ tuyệt vời của nó, Kim tự tháp Giza có thể ẩn chứa nhiều bí mật hơn chúng ta tưởng tượng.
Từ lâu, một luận điểm đã được công nhận rộng rãi là những nền văn minh cổ đại sở hữu một trình độ công nghệ vô cùng tiên tiến, ví như trong điện hóa học, điện từ, luyện kim, hóa học, vật lý, toán học, … từ hàng ngàn năm trước khi chúng được xã hội hiện đại “tái phát hiện”.
Bằng chứng về những công nghệ này hiện hữu ở Ai Cập cổ đại cũng như Sumer và các nền văn minh cổ xưa khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Đại kim tự tháp Giza có lẽ là một trong những “công nghệ” vĩ đại nhất từng được tổ tiên chúng ta phát minh ra từ hàng ngàn năm trước.
Nhưng công nghệ này cụ thể là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng điểm qua một số thành phần cấu tạo rất đặc thù của Đại kim tự tháp.
Lớp bên ngoài của kim tự tháp được cấu thành từ đá vôi trắng tufa, không chứa hàm lượng magie khiến nó có đặc tính cách điện tốt, từ đó ngăn chặn nguồn điện năng bên trong hao hụt ra bên ngoài. Hơn nữa, các khối đá được xếp khít đến nỗi thậm chí một lưỡi dao lam cũng không thể chui lọt. Người ta tin rằng chính tính chất cách điện tinh vi này cho phép người Ai Cập cổ đại hoàn toàn kiểm soát được việc phát điện ra từ bên trong.
Bề mặt kim tự tháp Giza ngày nay. (Ảnh: Internet)
Kim tự tháp Giza từng được phủ bên ngoài bằng các khối đá vôi trắng. (Ảnh: Internet)
Kim tự tháp Giza trong quá khứ. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, các ống thông khí được xây bên trong Kim tự tháp được làm từ đá granit có tính phóng xạ nhẹ, cho phép ion hóa không khí bên trong. Đặc điểm này giống với dây cáp điện, với lõi bên trong dẫn điện và vỏ bên ngoài cách điện.
Dựa trên các đặc điểm trên, giả thuyết được đưa ra là Đại Kim tự tháp Giza chính là một nhà máy điện khổng lồ có khả năng sản sinh một nguồn điện năng tự do không dây. Tuy giả thuyết này đã bị nhiều học giả phủ nhận, nhưng nó có thể giải thích nhiều điều bí ẩn về Kim tự tháp và xã hội tiên tiến định cư bên bờ sông Nin vào hàng ngàn năm về trước.
Quần thể kim tự tháp trên cao nguyên Giza được dựng lập bên trên các lớp đá vôi nằm bên dưới (lớp đá ngậm nước), và khoảng trống giữa chúng chứa một lượng nước lớn. Những lớp đá ngậm nước này có khả năng truyền dẫn điện năng lên phía trên khi chúng đẩy lượng nước ngầm lên bề mặt. Cụ thể, lưu lượng lớn của dòng sông Nin khi đi xuyên qua các hốc đá này sẽ có khả năng tạo ra dòng điện, gọi là dòng điện vật lý.
Điều thú vị là, công nghệ cổ đại này đã thất lạc trong lịch sử, và chỉ mới được tái phát hiện gần đây bởi nhà bác học thiên tài Nikola Tesla. Tesla đã xây dựng tháp Wardenclyffe trong khoảng 1901-1917, trong đó ông ứng dụng một loại công nghệ gần như tương tự. Tháp của Tesla được cho là cũng được xây dựng trên các lớp đá ngậm nước, nghĩa là công nghệ tạo điện năng của Tesla gần như tương đồng với của Đại Kim tự tháp. Cả Đại Kim tự tháp Giza lẫn tháp Wardenclyffe của Tesla đều là các hệ thống sản sinh ion âm và có khả năng truyền tải chúng không cần dây điện, một nguồn năng lượng hoàn toàn không dây và miễn phí, cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện khác qua khoảng cách xa.
Trái: Kim tự tháp Giza; Phải: Tháp Wardenclyffe của Tesla. (Ảnh: Internet)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét